HỘI HỌA

Hội  Họa

 

 

Tại Ý ngày xưa mỹ thuật được giới trí thức coi là chuyện thiết yếu, và họ rất để tâm về mặt ấy. Rung cảm với thiên nhiên  được truyền lại từ các nền văn minh trước đến các hoạ sĩ thời bấy giờ, họ biểu lộ chúng thật phóng khoáng bên cạnh cảm xúc về tôn giáo, cái sau áp đặt lên tâm thức của họa sĩ  do hoàn cảnh bên ngoài, hơn là nẩy sinh do kinh nghiệm tinh thần đích thực. Những hình ảnh tôn giáo và tình cảm mà họa sĩ tìm cách diễn tả thường dựa vào tập tục, cùng khuôn mẫu, cho dù nét cọ tuyệt vời theo truyền thống lúc đó. Ngay cả bây giờ, một số họa sĩ vẫn còn chú tâm vào việc cải thiện mặt kỹ thuật của tác phẩm, hơn là đi tìm kiếm ý nghĩa thâm sâu hơn trong đề tài họ vẽ.

Vì vậy chuyện không đáng ngạc nhiên, khi có phản ứng mạnh mẽ đối với cái đẹp hời hợt bên ngoài của họa sĩ tân thời, họ đi tới thái cực đối nghịch và nhấn mạnh rằng chỉ bằng cách tôn vinh cái xấu, người ta mới biểu lộ được chân tình thực trong mỹ thuật. Một lý do khác cho việc cố tình loại bỏ nhiều qui tắc được theo sát trong mỹ thuật, còn là khó khăn gây ra do cạnh tranh đang quấy rối họa sĩ ngày nay. Vào lúc mà phim ảnh có khả năng lưu giữ, trình bày những cảnh tuyệt sắc khác nhau, lòng ưa chuộng tranh vẽ bị giảm thấp đáng kể. Cũng tương tự thuật vẽ chân dung không được ưa chuộng nữa, khi người ta tạo nên ấn tượng một cách giản dị bằng cách chủ tâm để trống bức tường.

Những điều này, cùng áp lực kinh tế hiện thời, kết hợp lại khiến cho họa sĩ ngày nay bất mãn, quyết chí đánh động dư luận để họ phải có phản ứng. Nhằm mục đích ấy, một loại họa sĩ phóng túng nghĩ rằng nếu dùng ma túy và mạo hiểm đi vào cõi vô hình, họ sẽ tiếp xúc dễ hơn với lực nơi cõi tâm linh, thâu lượm được kinh nghiệm riêng độc đáo, đủ cho họ vẽ những chuyện gây cảm xúc mạnh, đạt tới điều mong muốn.

Dầu vậy, nhà huyền bí học vì khả năng quan sát cõi thanh, thấy rằng hình người quái đản, vật thể hỗn độn (1) vốn là kết quả của việc trên và được tuyên bố là cái tự nhiên của con người, chỉ là hình tư tưởng thường không  đẹp đẽ chút nào, gặp trong những cảnh thấp nhất của cõi tình cảm. Chúng chỉ tự nhiên về mặt đó mà thôi.

Bị bắt buộc phải quay về chính mình, sẽ tới một lúc họa sĩ nhìn nhận là hội họa đúng nghĩa không thể được thăng tiến bằng cách dùng ma túy, hay huyền thuật đáng ngại để bước vào cõi vô hình; trên thực tế anh chỉ trở thành nạn nhân cho các lực tìm cách hủy diệt anh, khi thử đi vào thế giới bên kia mà chưa có sự huấn luyện huyền bí cần thiết, đòi hỏi kỷ luật bản thân chặt chẽ và luyện tập thông nhãn cùng một số điều khác. Họa sĩ tương lai nhờ phát triển đầy đủ về các mặt này hơn người bây giờ, đương nhiên sẽ đạt tới ý thức nơi các cõi cao, những vùng trời mà chẳng những anh cảm được nét mỹ lệ nơi đó, lại còn có thể truyền đạt cho người khác qua họa phẩm của mình. Mỹ thuật xưa kia chịu sự sai phái của tôn giáo, qua thời duy vật hoàn toàn bị tách rời khỏi cái sau, và trong tương lai sẽ làm tròn phần vụ cao tột nhất của nó là khơi động lòng sùng mộ, cung kính nơi người xem.

Nó sẽ trang trải phần Karma của việc chìm sâu xuống hố thẳm, rồi lại đi theo vòng cung hướng thượng tiến vào ánh sáng. Hai Chân Sư Venetian (tiền thân là họa sĩ Paul Veronese) và Serapis sẽ hợp tác để huấn luyện tâm trí các nghệ sĩ tương lai, đặc biệt giúp họ đáp ứng hơn với ảnh hưởng của loại thiên thần cao.

Hãy tham thiền về các Ngài nếu ta muốn biết thêm về chuyện sắp tới trong Tân Kỷ Nguyên, có lẽ đây là lần đầu tiên trong nền văn minh tây phương mà lòng mong muốn chân lý và mỹ lệ, cùng gợi hứng như nhau trong tim họa sĩ.

 

Trích: Through the Eyes of the Masters - David Anrias